For full functionality of this site it is necessary to enable JavaScript.

Máy đo phân cực EXFO

Tư vấn chọn máy đo phân cực ánh sáng: nên dùng dòng nào cho nghiên cứu quang học, viễn thông và vật liệu?

Máy đo phân cực được sử dụng trong nghiên cứu ánh sáng phân cực, ứng dụng trong quang học, viễn thông và kiểm tra chất lượng vật liệu quang học. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên lý đo, ứng dụng thực tế và cách chọn dòng thiết bị phù hợp để tránh đầu tư sai cấu hình và lãng phí ngân sách.

Đừng đầu tư thiết bị nếu bạn chưa hiểu rõ: máy đo phân cực đo được gì

Đây là câu hỏi của khá nhiều người, dù là trong phòng thí nghiệm vật lý, xưởng sản xuất thiết bị quang học hay các trung tâm nghiên cứu công nghệ cao, máy đo phân cực luôn được coi là một thiết bị quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất đo lường của thiết bị này trước khi đầu tư, đặc biệt khi có rất nhiều dòng máy với thông số kỹ thuật và thuật ngữ chuyên ngành khó tiếp cận.

Hiểu đơn giản, máy đo phân cực là thiết bị giúp người dùng xác định được trạng thái phân cực và đặc tính quang học liên quan đến phân cực của chùm sáng. Nhưng để khai thác đúng chức năng, bạn cần hiểu rõ thiết bị này đang đo lường cái gì, và những gì nó không đo được.

Vậy phân cực là gì, và tại sao phải đo?

Ánh sáng thông thường được tạo thành từ các sóng điện từ dao động theo nhiều hướng khác nhau. Tuy nhiên, trong nhiều ứng dụng, đặc biệt là trong quang học chính xác, viễn thông sợi quang, hoặc vật liệu tinh thể, ánh sáng cần được kiểm soát về hướng dao động. Khi ánh sáng dao động theo một hướng xác định, ta gọi đó là ánh sáng phân cực.

Máy đo phân cực đo được gì?

Tùy vào từng dòng máy (ví dụ như loạt thiết bị THORLABS đang phổ biến tại Việt Nam), người dùng có thể thực hiện các phép đo sau:

máy đo phân cực

- Đo độ phân cực (Degree of Polarization - DOP): Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ phần trăm ánh sáng bị phân cực trong toàn bộ chùm tia. DOP = 100% nghĩa là toàn bộ ánh sáng bị phân cực hoàn toàn; DOP thấp cho thấy chùm sáng chứa nhiều thành phần không phân cực, ảnh hưởng tới chất lượng trong các hệ thống đo lường chính xác.

- Phân tích trạng thái phân cực (State of Polarization - SOP): SOP thể hiện hình dạng và hướng dao động của sóng điện từ: tuyến tính, tròn hay elip. Việc nắm rõ SOP giúp xác định xem hệ thống quang học có duy trì đúng hướng phân cực thiết kế không,đặc biệt quan trọng trong truyền dẫn sợi quang hoặc chế tạo cảm biến quang học.

- Đo các thông số Stokes và Jones: Đây là hai phương pháp đại số dùng để mô tả trạng thái phân cực toàn phần. Stokes vector được dùng phổ biến hơn vì đo trực tiếp được từ cường độ, giúp đánh giá nhanh trạng thái ánh sáng thực nghiệm. Jones matrix thường yêu cầu ánh sáng đơn sắc, nhưng lại cung cấp góc nhìn chi tiết hơn về hành vi của ánh sáng trong môi trường tuyến tính.

- Góc quay phân cực (Polarization Angle / Azimuth): Dùng trong các ứng dụng đo chất quang hoạt, kiểm tra sự xoay của mặt phẳng phân cực do vật liệu, như như đường, axit amin, tinh thể…thường xuất hiện trong thiết bị phân cực kế (polarimeter) kiểu Bonnin.

Những gì máy đo phân cực không đo được mà nhiều người thường hay nhầm

Không ít người nhầm lẫn giữa máy đo phân cực với các thiết bị đo công suất quang (optical power meter), máy phân tích phổ (spectrum analyzer). Thực tế:

Máy đo phân cực không đo công suất hay cường độ ánh sáng, trừ khi có tích hợp thêm photodetector chuyên dụng.

Thiết bị này không cho biết bước sóng cụ thể, mà chỉ hoạt động hiệu quả trong dải bước sóng giới hạn, ví dụ 400 -1700 nm với dòng THORLABS.

Nếu không hiệu chuẩn đúng hoặc không có module tương thích, máy có thể cho kết quả sai lệch hoàn toàn, đặc biệt khi đo ánh sáng có thành phần nhiễu cao hoặc không đơn sắc.

Ứng dụng của máy đo phân cực trong nghiên vật liệu quang học, viễn thông

Trong công nghiệp quang học, ánh sáng phân cực được khai thác để thiết kế kính lọc, lớp phủ, gương phản xạ và các thiết bị điều khiển pha. Máy đo phân cực cho phép xác định chính xác độ phân cực, góc quay phân cực và mức độ giữ trạng thái phân cực sau khi ánh sáng truyền qua vật liệu. Đây là cơ sở để đánh giá chất lượng linh kiện, điều chỉnh quá trình mạ lớp phủ hoặc căn chỉnh hệ quang học.

Trong viễn thông sợi quang, trạng thái phân cực ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định tín hiệu. Các hiện tượng như trượt phân cực hay phân tán phân cực có thể gây suy hao, méo tín hiệu mà khó phát hiện bằng các công cụ thông thường. Máy đo phân cực giúp giám sát chất lượng ánh sáng tại các đầu nối, đo độ ổn định của SOP theo thời gian và hỗ trợ hiệu chuẩn hệ thống truyền dẫn.

Ở cấp độ nghiên cứu, thiết bị này hỗ trợ phân tích các hiện tượng như hiệu ứng Faraday, Kerr, hoặc tính lưỡng chiết của vật liệu. Việc theo dõi sự thay đổi của trạng thái phân cực sau tương tác cho phép xác định các tham số quang học quan trọng như chỉ số khúc xạ bất đẳng hướng, độ trễ pha hay khả năng quay phân cực, dữ liệu cần thiết cho phát triển cảm biến, modul quang tử và các hệ thống điều chế ánh sáng.

Trong phân tích hóa học và sinh học, các phân cực kế tự động được dùng để đo góc quay quang học của các dung dịch chứa hợp chất quang hoạt như đường, axit amin hoặc protein. Thiết bị cung cấp dữ liệu nhanh, không phá mẫu, độ chính xác cao và được sử dụng phổ biến trong kiểm nghiệm thực phẩm, dược phẩm và phân tích y sinh.

Với độ nhạy cao và khả năng đo lường chính xác, máy đo phân cực ngày càng được tích hợp vào quy trình kiểm định chất lượng trong các dây chuyền sản xuất màn hình, cảm biến hình ảnh, hay thiết bị đo lường quang học. Thiết bị giúp phát hiện sai lệch trong định hướng phân cực, hư hại trong hệ quang hoặc sai số trong lắp ráp mà mắt thường không thể nhận biết.

Chọn máy đo phân cực cho phòng lab, viện nghiên cứu hay nhà máy sản xuất

Nhu cầu sử dụng máy đo phân cực ở mỗi môi trường sẽ có khác biệt rõ rệt về yêu cầu kỹ thuật. Tại các phòng lab nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực quang học, vật liệu hay cảm biến, thiết bị cần đảm bảo khả năng đo chính xác, phân tích sâu và hỗ trợ nhiều thông số như Stokes, SOP hoặc độ phân cực theo thời gian thực. Những dòng như Thorlabs PAX1000IR2/M được ưa chuộng vì đáp ứng được độ nhạy cao, dải bước sóng rộng và khả năng tích hợp vào các hệ quang học mở.

Trong khi đó, các viện nghiên cứu và trường đại học thường ưu tiên thiết bị linh hoạt, dễ chuyển đổi cấu hình, có thể hoạt động ổn định trong nhiều thí nghiệm khác nhau. Một số ứng dụng yêu cầu đo ánh sáng phân cực yếu hoặc ánh sáng hỗn hợp, nên thiết bị cần có đầu thu nhạy, lọc nhiễu tốt và phần mềm phân tích đa dạng.

Ở môi trường sản xuất, máy đo phân cực chủ yếu phục vụ kiểm tra nhanh và lặp lại. Tại đây, thiết bị cần hoạt động bền bỉ, dễ hiệu chuẩn, thao tác đơn giản và cho kết quả ổn định. Phân cực kế tự động của Bonnin là lựa chọn phổ biến trong các nhà máy thực phẩm, dược phẩm hoặc sản xuất linh kiện quang học, nơi tốc độ và tính nhất quán được ưu tiên hơn độ sâu phân tích.

Dù ứng dụng trong nghiên cứu hay sản xuất, việc chọn đúng thiết bị sẽ giúp đảm bảo kết quả đo tin cậy, tránh đầu tư sai cấu hình. Bạn có thể tham khảo danh mục máy đo phân cực tại EMIN để lựa chọn theo nhu cầu cụ thể nhé!

























































































































Đăng ký nhận bản tin - cơ hội nhận khuyến mãi